Chia Sẽ Kinh Nghiệm Về IT



Tìm Kiếm Với Google
-


Gởi Ðề Tài Mới  Gửi trả lời
 
Công Cụ Xếp Bài
Tuổi 21-05-2010, 12:22 PM   #1
hoctinhoc
Guest
 
Trả Lời: n/a
Học IT như thế nào ??
Xin chào các bạn sinh viên học ngành IT!.

Tôi đã và đang là người học ngành công nghệ thông tin do cũng có khả năng tương đối trong ngành IT nên mạnh dạn viết nên những kinh nghiệm, cách thức học trong ngành IT.

Theo các bạn IT là một ngành như thế nào?. Chắc hẳn các bạn đều nghĩ IT là một ngành chỉ chuyên sử dụng, lập trình ra các phần mềm hoặc quản trị một hệ thống. Khi mới vào ngành thậm trí tôi chỉ có khái niệm về lập trình mà không có các khái niệm quản trị. Đó là một suy nghĩ khi bước vào ngành mà bất cứ sinh viên nào cũng mắc phải. Điều mà tôi muốn nói ở đây đó là định hướng nghề nghiệp của mình khi học IT. Ngành IT không chỉ là Lập trình mà nó còn rât nhiều ngành liên quan đến chiếc máy Vi tính. Sửa chữa máy Vi tính cũng là một ngành trong đó. Bạn đừng nghĩ Sửa chữa là một ngành tương tự như ông lái xe ôm. Điều quan trọng là bạn có học hỏi được gì khi làm công việc này không. Bạn thử nghĩ học ngành IT mà lại không sửa được máy Vi tính thì có gọi là ngành IT?. Những người xung quanh bạn không ở trong ngành IT họ nghĩ như sau:

1. Anh học ngành IT đúng không?. Vậy anh sửa cho tôi cái máy. Nó không truy cập được internet. Nếu anh không sửa được thì Anh không phải là ngành IT.

2. Anh học ngành IT vậy anh có biết sử dụng phần mềm này không?. Nếu anh không sử dụng được anh cũng không phải là dân IT.

3. Anh học ngành IT vây anh dịch giúp tôi đoạn tiếng anh chuyên ngành của anh. Anh không dịch được anh cũng giống tôi.
Vậy khi học ngành IT bạn cần những tố chất hoặc nếu không bạn cần phải làm gì?. Điều mà các SV(Sinh Viên) ngành đáng quan tâm đó là định hướng được ngành mà mình sẽ theo. Ở đây tôi không cần các bạn phải học những gì cao sang mà tôi chỉ cần các bạn định hướng mình có khả năng học ngành gì trong IT.

IT bao gồm các ngành sau Ở đây tôi phân loại theo cách mà tôi rút ra được).

1. Lập trình: Yêu cầu của ngành lập trình không quá khắt khe như các bạn nghĩ là phải sử dụng Thuật toán hay cái cái gì đại loại như vậy. Lập trình cái quan trọng nhất đó là Ý tưởng của các bạn. Ý tưởng các bạn sẽ làm gì và chức năng của sản phẩm mình làm ra phục vụ cho ai hay chỉ là một ý tưởng đơn thuần cho vui. Từ quá trình đó bạn sẽ phải định hướng mình cần làm những gì để đạt được điều mà mình mơ ước. Điều cần thiết đó là cách phân tách vấn đề của các bạn có tốt hay không. Nếu bạn là người đã từng học Lập trình hướng đối tượng bạn sẽ hiểu tại sao tôi lại nói như vậy. Một vấn đề lớn luôn luôn có thể bóc tách thành các vấn đề nhỏ. Tuy nhiên đối với ngành lập trình thì bạn cũng cần cập nhật thông tin một cách nhanh nhất có thể. Không chỉ riêng các ngành công nghệ mà ngành lập trình bắt buộc phải theo công nghệ. Ví dụ như bạn là một lập trình viên hệ thống. Điều này liên quan tới công nghệ mà bạn sử dụng. Chiếc điện thoại, biển quảng cáo,.... những thiết bị điện tử khác. Một lưu ý đối với người lập trình là phải tính toán sao cho chương trình của mình đáp ứng được yêu cầu thực tế đồng thời phải biết cách làm gọn chương trình. Kích thước của chương trình sẽ đảm bảo cho sản phẩm của bạn một yếu tố bảo mật là Perfomam của hệ thống. Điểm thứ 2 đó là nền tảng mà bạn phảt triển là Linux, Windows hay bất kỳ một nền tảng nào mà bạn sử dụng. Biết cách sử dụng nền tảng mà bạn làm việc bạn sẽ có những định hướng chính xác trong ngành.

2. Ngành Đồ Họa: Ngành này phù hợp với những người yêu thích vẻ đẹp và biết cách thêm nếm những vị của cuộc sống vào bức tranh của mình. Đồ họa không chỉ là việc sử dụng các công cụ như Photoshop, Corel, 3D MAX,... mà bạn cần biết cách thức pha chế các màu sắc, sáng tối,.... Nếu bạn là một người ưa thích đồ họa bạn cần tìm hiểu cách thức mà người họa sĩ vẽ một bức tranh và người thợ chụp ảnh lấy tiêu cự của ống kinh như thế nào. Trong Đồ Họa bạn cũng cần phải biết ngắm những sắc thái mang ý nghĩa mang lại cảm giác cho mình và người xem. Đồ Họa bao gồm cả lập trình chứ không phải là đơn lẻ. Nếu nói Đồ họa đơn lẻ thì chỉ có thể là ông thợ chụp ảnh Laughing Vì ông thợ chụp ảnh không phải lập trình viết code hay làm Flash. Người làm trong ngành đồ họa phải học tương đối rộng không chỉ là chuyên ngành (Công cụ đồ họa) mà còn phải am hiểu hội họa và lập trình.

3. Ngành Quản trị mạng, Hệ thống, Bảo mật: Tôi cần gộp 3 ngành này với nhau vì chúng có liên qua mật thiết tới nhau và không thể tách rời. Một hệ thống bảo gồm cả 3 yếu tố, thành phần trên chứ không phải là một hệ thống máy vi tính là có thể kết nối được với nhau. Nếu phân tích hệ thống thì chúng ta có thể chia hệ thống ra thành rất nhiều phần khác nhau. Tuy nhiên Mạng được coi là một hệ thống riêng biệt với các hệ thống khác. Ngành quản trị mạng là việc đảm bảo cho mọi hoạt động kết nối trong hệ thống mạng là tốt nhất có thể. Nó bao gồm cả việc bảo mật hệ thống mạng, đảm bảo kết nối thiết lập các chính sách xác thực IP,... Còn hệ thống là việc đảm bảo các dịch vụ, hệ điều hành, Dữ liệu ( Database) được an toàn và sẵn sàng cho hoạt động của hệ thống. Bảo mật là việc thiết kế xây dựng hệ thống sao cho hệ thống( bao gồm cả mạng và hệ thống) hoạt động một cách suôn sẻ và đồng thời ngăn cản sự truy cập trai phép từ bên ngoài vào hệ thống. Tất nhiên bạn cũng cần phải biết lập trình dù chỉ ở dạng cơ sở.

4. Ngành Sửa chữa máy: sửa chữa không yêu cầu bạn có khả năng về lập trình nhưng yêu cầu bạn phải có sự am hiểu về hệ thống. Nếu bạn hiểu sửa chữa là một ngành được gọi là không có một sự thăng tiến thì bạn đã nhầm. Vì Sửa chữa giúp bạn hiểu hơn về các lỗi trên hệ thống. Nên bạn có thể nâng cao năng lực của mình lên quản trị hệ thống. Còn nếu bạn không muốn làm quản trị hệ thống bạn vẫn có thể làm công việc sửa chữa.

5. Ngành Test: Test là một ngành khá mới mẻ đối với Việt Nam. Test yêu cầu trình độ chuyên sâu về một số công nghệ. Test bao gồm nhiều công việc phải làm nhiều yêu cầu hơn và kinh nghiệm phải cao hơn. Nếu bạn là một Tester bạn không chỉ phải học code, hệ thống mà còn phải biết đâu là lỗi, đâu là cảnh báo hay nhưng quy đinh. Yêu cầu để trở thành một Tester chuyên nghiệp rất khắt khe. Bạn phải chặt chẽ, kỹ lưỡng trong mọi công việc.

Trên đây là các ngành có thể làm trong IT. Tố chất yêu cầu của từng ngành bạn cũng nên tự tìm hiểu từ chính bản thân mình mọi việc cần một cái gọi là cảm hứng mới có thể thành công. Thành công chỉ có thể đến với những người đam mê. Bạn nên theo những ngành mà mình thấy là mính có cảm hứng. Không nên "đứng núi này trông núi lọ" . Và bạn cũng nên kiên trì với những gì mà mình đam mê. Đừng thất vọng khi ngành mà mình chọn không mang lại cho mình những gì mà mình mong muốn hay những tác động từ mọi người xung quanh kể cả bố mẹ hay anh chị em. Hãy là chính mình khi vẫn còn trẻ và bạn nên mơ ước đừng đi trái ngành mà mình thích.

Bài này tôi không mang nhiều sắc thái là cách học IT như thế nào nhưng đây là những gì mà tôi cảm thấy khi học ngành IT cần biết và chính bạn mới là người quyết định cách học của mình. Mỗi cá nhân đều phải có những cách thức học cho phù hợp với khả năng của mình. Người thì vừa học vừa chơi, người thì cần cù cặm cụi, người thì chăm chỉ đọc sách người thì ngịch ngợm để rút ra kinh nghiệm,.... đó đều là những cách học mà bạn tự tham khảo từ chính bản thân mình.


Bai viet cua: tuantnt86@gmail.com


Chuc cac ban thanh cong!

  Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
Gửi trả lời



Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Hình Cảm xúc đang Mở
[IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt




Bây giờ là 02:03 PM. Giờ GMT +7



Diễn đàn tin học QuantriNet
quantrinet.com | quantrimang.co.cc
Founded by Trương Văn Phương | Developed by QuantriNet's members.
Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.